Ngôn ngữ học Tiếng_Indonesia

Tiếng Indonesia có thể được coi là một ngôn ngữ mở đến một mức độ nhất định nào đó. Trong những năm qua, các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Phạn, tiếng Trung Quốc, Ả Rập, Bồ Đào Nha, Hà Lan và tiếng Anh có ảnh hưởng và mở rộng tiếng Indonesia, chủ yếu thông qua trao đổi thương mại và truyền thông quốc tế.

Do tình trạng bán mở của nó, có nhiều người coi tiếng Indonesia (cũng như các hình thức khác của tiếng Mã Lai) là thiếu vốn từ vựng và thuật ngữ chuyên ngành. Tuy nhiên, một số nhà ngôn ngữ học cho rằng quan niệm này là một quan niệm sai lầm, vì một số lượng lớn từ vay mượn nước ngoài cũng có từ tương đương trong tiếng Indonesia. Ví dụ, để nói tới chiếc điện thoại di động "cell/mobile phone" trong tiếng Indonesia sử dụng một trong hai từ pon-sel/telepon seluler (nghĩa đen là điện thoại di động cellular-telephone), HP (phát âm hah-péh - hình thức viết tắt của "điện thoại tay") hoặc telepon genggam (nghĩa đen. "điện thoại cầm tay"). Những từ khác như nồi cơm điện "rice cooker" có thể được gọi đơn giản là "rice cooker", hoặc, một lần nữa, trong dạng tiếng Indonesia/Malaysia bản địa hơn được gọi là penanak nasi (một từ hình thành từ động từ menanak, có nghĩa là "nấu cơm bằng cách đun sôi "+ nasi, có nghĩa là "cơm đã được nấu chín"). Nhìn chung, việc sử dụng các từ ngữ bản địa và không bản địa trong tiếng Indonesia là ngang nhau và phản ánh những nỗ lực chung của đất nước theo hướng hiện đại hóa và toàn cầu hóa.

Lúc mới học nhiều khía cạnh ngữ pháp tiếng Indonesia tương đối đơn giản, điều này khiến cho tiếng Indonesia trở thành một trong những ngôn ngữ đơn giản nhất để học đối với người lớn [4]. Tiếng Indonesia không yêu cầu: chia thì động từ hay động tính từ, hình thức số nhiều, mạo từ và giống phân biệt cho các đại từ ngôi thứ ba. Điều quan trọng cần lưu ý là ngữ pháp của nhiều ngôn ngữ khác theo truyền thống cũng không được xem là "phức tạp", bao gồm cả tiếng Trung Quốc (xem ngữ pháp tiếng Trung Quốc) và tiếng Thái Lan chẳng hạn. Mặc dù vậy, tiếng Indonesia và tiếng Mã Lai nói chung được coi là ngôn ngữ dễ học, chủ yếu là vì chúng không phải là ngôn ngữ âm sắc và trong hệ thống chữ viết chúng không còn sử dụng các ký tự phức tạp nữa mà thay vào đó là tận dụng bảng chữ cái Latin. Những trường hợp tương tự cũng có thể được nhìn thấy trong các ngôn ngữ Đông Nam Á khác như tiếng Việttiếng Tagalog.

Tuy nhiên, tiếng Indonesia sở hữu một hệ thống phức tạp các phụ tố. Sự vắng mặt của các thì trong ngôn ngữ được thay thế bằng việc sử dụng các dạng hư từ, và (cũng như với bất kỳ ngôn ngữ nào) ngữ pháp tiếng Indonesia thường đưa ra một loạt các trường hợp ngoại lệ. Ngoài ra, sự đơn giản của ngữ pháp tiếng Indonesia tại mức độ của người bắt đầu học hoặc cấp cơ bản có những bất lợi, đó là làm cho người học có quan niệm sai lầm rằng ngữ pháp nâng cao tiếng Indonesia cũng đơn giản như thế.